Mới đây, Ban chỉ đạo (BCĐ) Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Lào Cai đã có báo cáo Kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Các cơ quan thành viên BCĐ tích cực, chủ động triển khai nhiệm vụ

Trong đó đã tổng kết về kết quả hoạt động của các cơ quan thành viên BCĐ Cuộc vận động.  

Các cơ quan, đơn vị thành viên luôn chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, triển khai thực hiện Cuộc vận động đến cán bộ hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân gắn với thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động do ngành, các cấp phát động,…

Các cơ quan thành viên chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trong 6 tháng đầu năm đã in ấn, cấp phát trên 5.000 cuốn bản tin; đăng tải 76 tin bài cung cấp các thông tin thị trường trong và ngoài nước...; phát sóng các chuyên mục về khuyến nông và Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP), về các sản phẩm OCOP của địa phương đến khách hàng trong nước, quốc tế;  

Tiếp tục đưa các các sản phẩm của địa phương đăng tải lên địa chỉ http://phiencho.khuyennongvn.gov.vn nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. 

Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, cơ sở tham gia hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử; phần mềm Hệ thống thông tin quản lý các chuỗi nông sản an toàn được xác nhận và phần mềm Hệ thống xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh... 

Qua các phần mềm đã góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản đặc hữu của tỉnh nhà và một số tỉnh bạn, là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng Lào Cai cũng như khách du lịch; xây dựng chương trình phát triển hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử cho các cơ sở và các dòng sản phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 

Xuất bản 02 Bản tin xúc tiến thương mại nông nghiệp tỉnh Lào Cai. Thông qua đó nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh chủ lực của tỉnh Lào Cai, giới thiệu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lào Cai tới các tỉnh, thành phố trong và ngoài nước.

Tổ chức gian hàng của tỉnh tham gia các Hội chợ, Hội nghị kết nối giao thương tại các tỉnh, thành trong nước và tại nước ngoài. Đã hỗ trợ cho Hội Nông sản an toàn tỉnh và các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia 21 gian hàng của 13 kỳ hội chợ tại các tỉnh, thành.

Triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại: Tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng Dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai tại huyện  Bát  Xát năm 2023; Tổ chức Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS&MN tại huyện Bắc Hà năm 2023. 

Lào Cai đẩy mạnh tuyên truyền hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử  第1张 Một số sản phẩm OCOP của Lào Cai

Sở Công Thương Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở NN&PTNT, 09 huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị kinh doanh dịch vụ sàn thương mại điện tử (Voso.vn; Postmart.vn) tổ chức hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tại địa phương về TMĐT, hỗ trợ đưa sản phẩm, hàng hóa OCOP của địa phương lên các sàn TMĐT năm 2023. 

Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 123 sản phẩm OCOP, 100% sản phẩm OCOP và 100% HTX, hộ kinh doanh sản phẩm OCOP đã được tạo gian hàng và tài khoản thanh toán điện tử. 

Năm 2023, số lượng sản phẩm OCOP toàn tỉnh sau khi công bố là 163, số sản phẩm OCOP tính đến thời điểm báo cáo được đưa lên các Sàn TMĐT là 155, đạt tỷ lệ 95,09%; số lượng gian hàng được tạo lập trên các sàn TMĐT là 127. 

V.v,…

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã nhận thức được trách nhiệm của DN và tích cực hưởng ứng Cuộc vận động với nhiều hình thức phong phú: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm chi phí; hạ giá thành sản phẩm… để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá sản phẩm và mở rộng hệ thống phân phối đưa hàng hoá thương hiệu Việt đến với các tầng lớp nhân dân. 

Kiểm tra giá cả hàng hóa tại các chợ truyền thống 

Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh tham mưu cho BCĐ ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023 đối với BCĐ 9/9 huyện, thị xã, thành phố; một số xã, phường, thị trấn; kiểm tra tại các hội chợ thương mại; kiểm tra, khảo sát việc cung ứng các mặt hàng được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị, chợ trung tâm…

Các sở, ngành thành viên: Tổ chức kiểm tra và tham gia kiểm tra, giám sát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng 12 cuộc.

Trong đó: Tham gia 02 đoàn kiểm tra liên ngành ATTP (01 đoàn kiểm tra đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội Xuân 2023; 01 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về ATTP trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023; Chủ trì tổ chức 01 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh về ATTP trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2023. 

Cụ thể, 03 đoàn kiểm tra về ATTP đã tiến hành kiểm tra đối với 41 cơ sở, xử lý vi phạm hành chính 04 cơ sở với tổng giá trị xử phạt là 19 triệu đồng. Hành vi vi vi phạm chủ yếu là: kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; khu vực chứa đựng, kho bảo quản không đầy đủ giá, kệ, nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh. 

Tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình thị trường, cung cầu hàng hóa trên địa bàn các huyện; trong đó tập trung kiểm tra, nắm bắt tình hình kinh doanh và giá cả hàng hóa tại các chợ truyền thống, kịp thời đề xuất giải pháp cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho các địa bàn trong tỉnh. 

Tổ chức giám sát 06 chương trình khuyến mại mang tính chất may rủi của các thương nhân trên địa bàn tỉnh và phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát 01 DN về chấp hành quy định trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe… nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

V.v,…

Ngoài ra, các cơ quan thành viên chỉ đạo, hướng dẫn ngành dọc tham gia các cuộc kiểm tra theo ngành dọc chuyên môn ở các cấp; chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra gắn với việc kiểm tra hoạt động chuyên môn, theo ngành lĩnh vực trong năm.