Cục QLTT tỉnh đã kiểm tra 785 vụ, phát hiện 494 vụ vi phạm, hàng hóa vi phạm có trị giá 4.626,389 triệu đồng, thu nộp ngân sách 3.575,576 triệu đồng.
Tháng 5 vừa qua, phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 67C-043.73 vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh An Giang đã tiến hành kiểm tra.
Đoàn kiểm tra phát hiện phương tiện đang vận chuyển hàng hóa là gần 10 tấn củ tỏi tươi (số lượng 500 bao, mỗi bao 20 kg), do Trung Quốc sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Trị giá hàng hóa khoảng 143 triệu đồng. Đội QLTT đã tạm giữ và niêm phong tang vật để xác minh làm rõ và xử lý theo quy định pháp luật.
Đội QLTT tiến hành kiểm tra hàng hóa trên xe vận tảiCũng trong tháng 5, tại khu vực Quốc lộ 91, thuộc khóm Hòa Bình, phường Vĩnh Mỹ, TP Châu Đốc, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra 02 xe ô tô tải, tạm giữ hàng ngàn sản phẩm, hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hoá nhập lậu có giá trị trên 250 triệu đồng.
Theo đó, trưa ngày 12/5, khám phương tiện xe ô tô tải mang biển kiểm soát 67C-111.99, phát hiện phương tiện này vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ gồm: 810 cái quần jeans trẻ em, váy nữ các loại và 3.000 motor quạt điện. Toàn bộ hàng hóa có giá trị khoảng 170 triệu đồng.
Tối cùng ngày, tiếp tục khám phương tiện xe ô tô tải mang biển kiểm soát 67C-049.94, phát hiện phương tiện trên đang vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa nhập lậu, gồm: 875 kg vải cuộn các loại, 270 sản phẩm phụ kiện điện thoại di động, 04 cái loa sub, 300 tuýp kem đánh răng do Hàn Quốc sản xuất, 21 cái điện thoại di động, 01 cái máy tính bảng Galaxy tab A7 Lite và 01 bộ máy điều hòa nhiệt độ hiệu Toshiba. Trị hàng hóa khoảng 84 triệu đồng.
Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ hàng hóa của cả 02 phương tiện trên để tiếp tục xác minh tình tiết, làm rõ và xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một vài trong số hàng trăm vụ việc do lực lượng QLTT tỉnh An Giang tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý trong nửa đầu năm 2023.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
6 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh An Giang tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh An Giang, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, an toàn thực phẩm.
Cục QLTT tỉnh đã kiểm tra 785 vụ, phát hiện 494 vụ vi phạm, hàng hóa vi phạm có trị giá 4.626,389 triệu đồng, thu nộp ngân sách 3.575,576 triệu đồng.
Song song với công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, lực lượng QLTT phối hợp với các ngành chức năng, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, từng bước nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh.
Một góc thành phố Long Xuyên, tỉnh An GiangĐồng thời duy trì công tác phối kết hợp các ngành chức năng tham gia có hiệu quả các đoàn kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các đoàn kiểm tra đối với mặt hàng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, y tế, thú y...
Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái pháp luật, hạn chế đáng kể tình trạng buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại.
Thời gian tới, Cục QLTT tỉnh An Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành tỉnh về an toàn thực phẩm… góp phần ổn định thị trường trên địa bàn quản lý.
Tháng 5/2023 Cục QLTT tỉnh An Giang phối hợp với Sở Công Thương tỉnh tổ chức 04 Lớp tập huấn về văn minh thương mại cho thương nhân tại các chợ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố biên giới như thành phố Châu Đốc, thị xã Tịnh Biên, huyện An Phú, huyện Tri Tôn.
Nội dung chính của Lớp tập huấn gồm: tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa tại chợ.
Thông qua Lớp tập huấn Ban tổ chức mong muốn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh để các thương nhân, tiểu thương nhận thức đầy đủ các tác hại và hậu quả của việc kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng.
Đăng thảo luận