Sôi động

Theo báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) và Bộ KH&ĐT, Việt Nam có khoảng 22.000 doanh nghiệp tác động xã hội và con số này đang có xu hướng tăng liên tục qua từng năm.

Doanh nghiệp tác động xã hội tăng cả về lượng và chất  第1张 Trong phân xưởng của một nữ doanh nghiệp làm chủ đã khẳng định thương hiệu xuất khẩu sản phẩm quế hồi hàng tỷ USD sang các nước. Ảnh: Khắc Kiên

Trong đó, số doanh nghiệp tác động xã hội có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm 89% và có đến 72% doanh nghiệp loại này có doanh thu dưới 5 tỷ đồng/năm.

Các doanh nghiệp tác động xã hội đang tập trung nhiều trong các lĩnh vực như nông nghiệp, thủy sản, chế biến thực phẩm; giáo dục đào tạo kỹ năng, tạo sinh kế phi nông nghiệp; tư vấn, hỗ trợ kinh doanh, thủ công mỹ nghệ…

Với hệ sinh thái đầu tư tác động đang phát triển nhanh chóng, theo các chuyên gia, Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm đầu tư tác động hàng đầu Đông Nam Á, thu hút nhiều nguồn vốn quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực doanh nghiệp tác động xã hội.

Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp- VCCI Lương Minh Huân chia sẻ, các tổ chức kinh doanh tạo tác động xã hội đang tạo ra một làn sóng làm thay đổi nhiều khía cạnh cuộc sống và triết lý kinh doanh của các tổ chức kinh doanh truyền thống.

Doanh nghiệp tác động xã hội tăng cả về lượng và chất  第2张 Rất nhiều doanh nghiệp chuyên gia chia sẻ để phát triển doanh nghiệp khối tư nhân. Ảnh: Khắc Kiên

Hiện đầu tư tác động là một khái niệm đã bắt đầu được phổ biến ở Việt Nam. Đây là hoạt động đầu tư vào các dự án nhằm tạo ra tác động cho xã hội, hoặc môi trường. Vì thế, đầu tư tác động là một phương thức sáng tạo để thúc đẩy đóng góp của khu vực tư nhân vào sự phát triển bền vững.

Các chuyên gia cho biết, thực tế không nằm ngoài xu hướng thế giới, Việt Nam cũng có một hệ sinh thái đầu tư tác động sôi động và đang phát triển nhanh chóng.

"Khi các tổ chức kinh doanh lựa chọn hoạt động theo hướng tạo ra tác động xã hội và môi trường ngày càng nhiều hơn và phát triển lớn mạnh, vai trò của khối tư nhân trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) sẽ được nâng cao" - ông Lương Minh Huân nói.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đầu tư tác động tại Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về khung pháp lý và tiếp cận nguồn vốn. Các chuyên gia đều thừa nhận, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư tác động, đặc biệt là về bình đẳng giới và sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng. 

Động lực phát triển

Trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức về kinh tế và môi trường, việc Việt Nam nổi lên như một trung tâm đầu tư tác động hàng đầu là một dấu mốc quan trọng, mở ra những tiềm năng to lớn cho sự phát triển dài hạn.

Doanh nghiệp tác động xã hội tăng cả về lượng và chất  第3张 Tạo động lực cho khối tư nhân phát triển là điểm đến phát triển kinh tế. Ảnh: Khắc Kiên

Theo chuyên viên tư vấn của Vriens & Partners Nguyễn Vũ Ánh Ngọc, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ đóng góp gần 45% GDP quốc gia và cung cấp hơn 60% việc làm. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp này, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo đang đối mặt với rào cản tiếp cận vốn.

Nguyên do hiểu biết tài chính hạn chế, thiếu tài sản thế chấp và khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính cho doanh nghiệp... Vì thế, hỗ trợ giải quyết thách thức, Báo cáo Chỉ số đầu tư tác động (Chỉ số Cam) 2024 - công cụ đo lường đột phá giúp đánh giá sự tiến bộ của các quốc gia trên con đường hướng đến một tương lai bền vững và bao trùm.

Đây là báo cáo nằm trong chuỗi theo dõi 4 năm về sự phát triển của hệ sinh thái đầu tư tác động tại Việt Nam. Chỉ số Cam đánh giá 3 trụ cột chính: tác động cộng đồng, bình đẳng giới và bảo vệ khí hậu.

Chỉ số Cam Việt Nam 2024 đạt 50 điểm, xếp Việt Nam vào hàng các quốc gia dẫn đầu ASEAN, vượt qua mức trung bình toàn cầu là 41. Với số điểm ấn tượng này, Việt Nam đã khẳng định vị thế mới không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế.

"Mặc dù đã ghi nhận những tiến bộ đáng khích lệ qua Chỉ số Cam, nhưng điểm số thấp ở lĩnh vực môi trường lại cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục đầu tư và cải cách chính sách để nâng cao tính bền vững và khả năng thích ứng lâu dài" - vị này nói.

TS. Lương Minh Huân nhìn nhận, điểm số thấp ở lĩnh vực môi trường cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục đầu tư và cải cách chính sách để nâng cao tính bền vững và khả năng thích ứng lâu dài.

Việc thúc đẩy đầu tư qua lăng kính giới đã trở thành một chủ đề trọng tâm nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua các rào cản trong tiếp cận tài chính.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tạo tác động được kỳ vọng sẽ có thêm động lực để tiếp tục phát triển. Đây là một minh chứng cho sự hấp dẫn của Việt Nam trong thu hút các nhà đầu tư quốc tế có cam kết với mục tiêu bình đẳng giới và phát triển bền vững.