Lời đe dọa thôn tính Guyana của Tổng thống Venezuala Nicolas Maduro là động thái mới nhất trên bàn cờ kéo dài từ thế kỷ 15. Kết quả có thể gây chấn động khắp châu Mỹ Latin và vùng Caribê.

Tranh chấp lãnh thổ Guyana - Venezuela: 11 tỉ thùng dầu và 6 thế kỷ xung đột  第1张

Cư dân làng Arau ở Guyana nhìn ra một phần vùng Essequibo đang tranh chấp, hiện đang bị Venezuela chiếm đất - Ảnh: GUYANA

Tuần này là một thời điểm khó khăn đối với Venezuela và Guyana khi lãnh đạo hai nước láng giềng gặp nhau để giải quyết tranh chấp lâu dài về khu vực Essequibo.

Theo báo Guardian, lãnh đạo của cả hai quốc gia cho biết họ sẽ ngồi vào bàn đàm phán với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Thủ tướng đảo quốc St Vincent-Grenadines, Ralph Gonsalves, và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres.

Bàn cờ chiến từ thời thuộc địa

Trong những tuần gần đây, cả hai nước này dường như ngày càng tiến gần đến xung đột. Venezuela đe dọa sáp nhập khu vực Essequibo rừng rậm dày đặc trải dài 2/3 lãnh thổ Guyana, sau khi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để tìm kiếm sự ủng hộ.

Cả hai nước đang tái diễn cái gọi là "xung đột thuộc địa" giữa Anh và Tây Ban Nha hồi thế kỷ 15.

Cũng theo nhận định của báo Guardian, khu vực Caribê là một bàn cờ quốc tế của những tranh chấp, một sân khấu của các trò chơi địa chính trị - nơi những cường quốc thế giới lao vào một “cuộc đua giành lấy sự giàu có” cao độ trong suốt thế kỷ 15.

Người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan và Pháp đã tổ chức một cuộc trao đổi “quyền sở hữu” các vùng đất thuộc địa ở Caribê đầy bạo lực và không ngừng nghỉ. Cuối cùng, họ để lại nạn diệt chủng theo mỗi bước chân họ đã đi và ban cho cư dân bản địa một di sản nô lệ.

  • Tranh chấp lãnh thổ Guyana - Venezuela: 11 tỉ thùng dầu và 6 thế kỷ xung đột  第2张

    Venezuela và Guyana đối thoại cấp cao về tranh chấp lãnh thổĐỌC NGAY

Guyana từng bao gồm khu vực “Guanas”. Khu vực Guanas là vùng địa lý rộng lớn được hợp thành từ Guyana ngày nay (Guana thuộc Anh), Suriname (Guana thuộc Hà Lan), Guana thuộc Pháp, Guana ở Venezuela (Guana thuộc Tây Ban Nha), và Amapá ở Brazil (Guana thuộc Bồ Đào Nha).

Tranh chấp khu vực Essequibo có nguồn gốc lâu đời, liên quan đến các yêu sách của Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh. Năm 1966, ngay sau khi thời kỳ đế quốc Anh kết thúc, Anh, Venezuela và Guyana đã ký hiệp định Geneva.

Bất chấp sự kiện Guyana giành được độc lập vào năm 1966, Venezuela vẫn mặc nhiên đòi hỏi chủ quyền với khu vực phía đông Essequibo. Hiệp định Geneva ấn định kỳ hạn giải quyết là 4 năm.

Nhiều nhà ngoại giao do Liên Hiệp Quốc chỉ định đã cố gắng hòa giải nhưng không đạt được tiến bộ nào. Năm 2018, Liên Hiệp Quốc đã chuyển vấn đề này lên Tòa án công lý quốc tế (ICJ) - một động thái được Guyana ủng hộ nhưng bị Venezuela phản đối với lý do không chấp nhận quyền tài phán của ICJ.

Đầu năm 2023, ICJ đã khẳng định quyền tài phán của mình, mở đường cho các thủ tục pháp lý tiếp theo.

Guyana là một quốc gia Nam Mỹ độc đáo nhưng ẩn chứa nghịch lý. Quốc gia nhỏ bé này là một phần của vùng Caribê, và duy trì mối liên hệ văn hóa, lịch sử và chính trị với các nước láng giềng. Đây là trụ sở của Cộng đồng Caribê (Caricom), vốn ủng hộ mạnh mẽ việc bảo vệ chủ quyền của Guyana, lên án mọi hành động gây hấn của Venezuela và kêu gọi xét xử tranh chấp tại ICJ.

Nguồn cơn: 11 tỉ thùng dầu?

Năm 2017, 41% dân số Guyana sống dưới mức nghèo khổ, một dấu hiệu rõ ràng về những thách thức kinh tế - xã hội.

Bối cảnh kinh tế của Guyana đã trải qua một sự thay đổi mô hình khi các mỏ dầu thô được tìm thấy và hoạt động khoan thương mại bắt đầu vào năm 2019. Guyana đạt mức tăng trưởng GDP 49% vào năm 2020, đưa quốc gia này trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Việc tiết lộ trữ lượng dầu ước tính khoảng 11 tỉ thùng đã khẳng định vai trò của Guyana trong bức tranh toàn cảnh năng lượng toàn cầu.

Nếu xu hướng hiện tại được duy trì, Guyana sẽ trở thành một trong những quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới từ nay đến năm 2030. Ngoài ra, phát hiện mỏ dầu trên đã tạo sự bổ sung đáng kể nhất cho trữ lượng dầu toàn cầu kể từ những năm 1970.

Hiện nay, Guyana có GDP bình quân đầu người cao thứ tư ở châu Mỹ, sau Mỹ, Canada và Bahamas, chiếm vị trí thứ 4 mà Trinidad và Tobago từng nắm giữ trong thời kỳ hoàng kim “bùng nổ dầu mỏ”.

Trong lịch sử, biên giới Guyana từng bị Venezuela và Suriname tranh chấp nhưng đã được giải quyết. 

Vậy tại sao Tổng thống Maduro lại đột nhiên đe dọa sáp nhập Essequibo? Hành động này được thúc đẩy bởi các phát hiện dầu mỏ với sự tham gia của công ty dầu mỏ ExxonMobil của Mỹ? Hay do một căn cứ quân sự của Mỹ có thể xuất hiện dọc biên giới tranh chấp?

Khi vở kịch mở ra, những bất bình lịch sử, lợi ích địa chính trị và những cân nhắc kinh tế cùng hội tụ để thách thức vận mệnh của Venezuela và Guyana.