Hong KongPNJ là doanh nghiệp Việt duy nhất được xướng tên hạng mục "Social Empowerment" (Trao quyền xã hội) tại JWA 2024, ngày 18/9.
Doanh nghiệp bán lẻ trang sức Việt Nam vượt qua hàng trăm ứng viên sáng giá toàn cầu nhận giải "Social Empowerment". Trên website, ban tổ chức JWA nhận định: "PNJ thể hiện rõ ràng cam kết xây dựng môi trường làm việc đa dạng, công bằng và hòa hợp. Không chỉ là 'đầu tàu' lĩnh vực bán lẻ Lifestyle tại Việt Nam, đơn vị còn tiên phong chiến lược CSR, với loạt sáng kiến tạo tác động tích cực cho cộng đồng".
Đại diện PNJ nhận giải JWA 2024, hạng mục Social Empowerment. Ảnh: Thiên Nga
Năm nay, JWA lấy chủ đề Sustainability (Phát triển bền vững), đề cao doanh nghiệp tiên phong thực hiện chiến lược bền vững và trách nhiệm xã hội. 5 hạng mục chính gồm: Environmental stewardship (Quản lý môi trường), Social empowerment (Trao quyền xã hội), Manufacturing innovation (Đổi mới sản xuất), Community engagement (Gắn kết cộng đồng) và Sustainability leadership (Lãnh đạo phát triển bền vững).
JWA cũng đánh giá PNJ sáng tạo trong nhiều hoạt động, triển khai các sáng kiến nhằm trao quyền cho nhóm thiểu số, thu hẹp khoảng cách xã hội. Bên cạnh đó, đơn vị còn hỗ trợ người yếu thế đang đối mặt loạt thách thức về kinh tế.
Bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT PNJ, cho biết giải thưởng không chỉ ghi nhận nỗ lực bền bỉ nhằm tạo dựng môi trường làm việc hạnh phúc, công bằng, mà còn minh chứng cho giá trị cốt lõi doanh nghiệp gìn giữ suốt 36 năm.
"Tại PNJ, con người luôn là tài sản quý giá nhất, chúng tôi cam kết tiếp tục duy trì các giá trị bền vững trong mọi hoạt động của mình", bà Ngọc Dung cho hay.
Hoạt động CSR của PNJ góp phần tác động tích cực đến cộng đồng, xã hội. Ảnh: Phúc Hiếu
Theo đại diện doanh nghiệp, tại PNJ, tỷ lệ nhân viên nữ chiếm 60,8% tổng lực lượng lao động và 50,2% giữ chức quản lý. Đội ngũ lãnh đạo thường xuyên nêu quan điểm, ý tưởng nhưng ra quyết định dựa trên sự tôn trọng, cân bằng.
36 năm qua, PNJ luôn bám sát triết lý "đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội vào lợi ích doanh nghiệp". Cụ thể, đơn vị tiên phong kiến trong các hoạt động CSR tạo tác động tích cực như "Siêu thị mini 0 đồng", "Đồng hành vượt cạn", "Nâng cao nhận thức tự kỷ ở trẻ Việt Nam"...
Công ty cũng triển khai nhiều chiến dịch góp phần bảo tồn giá trị truyền thống, truyền cảm hứng cho phụ nữ như "Hành trình trang sức xuyên Việt", "Thần Tài", tung BST Trầu cau trong chiến dịch "Có nhau mình cưới".
8 tháng đầu năm, PNJ đạt doanh thu thuần 26.866 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.281 tỷ đồng. Ảnh: Phúc Hiếu
Với ESG, doanh nghiệp tập trung sáng kiến về kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải nhà kính, quản lý chất thải, tăng cường hiệu quả năng lượng. Ở khía cạnh xã hội, công ty tiếp tục đề cao DE&I, phúc lợi nhân viên, tôn vinh giá trị tốt đẹp. Bên cạnh đó, đơn vị chủ trương xây dựng khung quản trị minh bạch, đảm bảo lợi ích các bên và tuân thủ pháp luật.
Năm 2023, bà Cao Thị Ngọc Dung là người Việt duy nhất có tên trong danh sách "40 biểu tượng xuất sắc ngành kim hoàn thế giới" của JWA. Ở giải này năm 2022, PNJ được vinh danh "Nhà sản xuất, chế tác trang sức xuất sắc". Trước đó 2019, bà Dung được JNA (tiền thân JWA) trao danh hiệu "Thành tựu trọn đời".
Nhất Phát
Đăng thảo luận