Năm cao nhất, cũng chỉ có hơn 3.000 người học tiến sĩ, chưa đạt một nửa chỉ tiêu, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của nền khoa học công nghệ nước nhà.
Trong số hơn 240 trường đại học ở Việt Nam, gần 100 trường đào tạo bậc tiến sĩ. Tổng chỉ tiêu từ 5.000 đến hơn 7.000 mỗi năm trong giai đoạn 2019-2024.
Số nghiên cứu sinh các trường tuyển mới đang tăng dần nhưng vẫn chưa năm nào đạt được 50% tổng chỉ tiêu, theo số liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm học qua, các trường tuyển được gần 3.400, đạt 47% tổng chỉ tiêu. Năm học 2022-2023 chỉ hơn 2.400, tương đương 42%. Hai năm trước đó tuyển được 25% và 34%.
Số liệu năm 2021, quy mô đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam là khoảng 12.000 người. Tính tỷ lệ trên dân số, con số này chưa bằng một phần ba so với Malaysia và Thái Lan, bằng một phần hai so với Singapore và xấp xỉ một phần chín so với trung bình 38 nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Các chuyên gia từ nhiều trường đại học nhận định số lượng người học tiến sĩ của Việt Nam hiện quá ít so với yêu cầu thực tế. Điều này gây ra tác động xấu với sự phát triển của giáo dục đại học nói riêng và nền khoa học - công nghệ nói chung.
Ông Jean-Marc Lavest, Hiệu trưởng chính trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), cho rằng nghiên cứu sinh là lực lượng then chốt trong chiến lược phát triển của các trường đại học về mặt nhân lực. Sau một vài năm, họ sẽ trở thành lực lượng có nhiều ý tưởng, bài báo và dự án nhất cho nhà trường và đóng góp vào nền khoa học công nghệ của cả nước.
Phân tích kỹ hơn, ông Võ Trung Hùng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng, đánh giá nghiên cứu sinh là "mắt xích" quan trọng trong hoạt động nghiên cứu. Sau khi các giáo sư đầu ngành đưa ra những ý tưởng lớn; nghiên cứu sinh sẽ tìm hiểu, đưa ra lý thuyết, mô hình, phương pháp nghiên cứu; thạc sĩ, cử nhân cùng hỗ trợ triển khai.
"Lực lượng nghiên cứu sinh ít, hoạt động khoa học sẽ sụt giảm rất nhiều. Muốn trở thành đại học nghiên cứu tốt thì bắt buộc phải phát triển đào tạo sau đại học, gồm cả thạc sĩ và tiến sĩ", ông Hùng nói.
Ông Nguyễn Ngọc Điện, nguyên Hiệu phó trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM, cho rằng số lượng nghiên cứu sinh còn thể hiện giá trị thương hiệu, năng lực đào tạo của trường.
Ở mức độ cao hơn, ông Jean-Marc Lavest nhìn nhận Việt Nam đang trên đà củng cố vị thế trong các nước đang phát triển. Để làm được điều này, Việt Nam cần tăng cường năng lực về khoa học và công nghệ.
"Các câu hỏi Việt Nam sẽ đặt ra về chuyển đổi năng lượng, tác động của biến đổi khí hậu, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đều cần các nhà khoa học dày dạn kinh nghiệm và những nhà khoa học này cần phải ở trong các trường đại học", ông nói. "Việc có nhiều nghiên cứu sinh trong một chiến lược 10-20 năm tới chắc chắn là yếu tố then chốt cho Việt Nam".
Trở ngại
Các chuyên gia đều nhìn nhận còn một số rào cản khiến ứng viên đăng ký học tiến sĩ chưa nhiều.
Chuẩn đầu vào và đầu ra từ năm 2017 đối với trình độ tiến sĩ đã cao lên, ông Hùng phân tích. Ứng viên phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học loại giỏi, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và hai bài báo quốc tế đăng trên tạp chí uy tín; người hướng dẫn cũng phải có công bố quốc tế.
Năm 2021, Bộ đã ban hành quy chế mới với một số quy định được cho là "dễ" hơn, như có thể sử dụng chứng chỉ tiếng Anh theo khung ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thay vì chỉ dùng chứng chỉ quốc tế như IELTS từ 5.5. Tuy nhiên, theo ông Hùng, nhiều người đạt các tiêu chí này lựa chọn ra nước ngoài học tập.
Một nguyên nhân khác là tác động xã hội. Trước đây, quan chức đi học tiến sĩ rất nhiều nhưng giờ số này giảm dần. Ở nhiều ngành "hot" như Công nghệ thông tin, việc tuyển nghiên cứu sinh rất khó, do người học sau khi hoàn thành bậc cử nhân hoặc kỹ sư đã cơ hội việc làm tốt, lương cao, ít động lực để học lên cao hơn.
Bên cạnh đó, nguồn học bổng cấp cho các nghiên cứu sinh hiện còn ít, chưa thu hút được người học.
Cùng quan điểm, ông Jean-Marc Lavest nhận thấy số lượng đáng kể sinh viên Việt Nam (khoảng 95%) muốn gia nhập thị trường lao động sớm. Trong khi đó, chi phí học tập cho quá trình học kéo dài bốn năm đại học, hai năm thạc sĩ và ba năm tiến sĩ rất cao, kể cả ở trường công lập. Các gia đình đến một lúc nào đó không kham nổi khoản chi phí này.
Một giảng viên đại học ở Hà Nội đánh giá lộ trình đào tạo tiến sĩ mất nhiều thời gian, phải bỏ nhiều công sức nên không phải ai cũng có điều kiện theo đuổi. Chưa kể, chất lượng đào tạo tiến sĩ ở các trường không đồng đều, một bộ phận người học còn thiếu tin tưởng.
Hệ quả sẽ nghiêm trọng
Theo ông Jean-Marc Lavest, con số 1.000-2.000 người mới học tiến sĩ mỗi năm khiến các đại học không thể tiến bộ, không thể xuất bản các bài báo khoa học hay đăng ký đủ bằng sáng chế để bảo vệ lợi ích của họ, không thể tham gia hiệu quả vào các cuộc thi đấu, xếp hạng quốc tế.
Chia sẻ tại một tọa đàm hồi tháng 3, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, cho biết ở nhiều quốc gia, để trở thành đại học nghiên cứu tầm cỡ, ít nhất về số lượng đào tạo tiến sĩ phải ngang bằng đào tạo cử nhân. Theo ông, vài chục năm nữa, nếu giữ quy mô như hiện nay, Việt Nam khó có thể vươn tầm thế giới.
Ở quy mô quốc gia, các chuyên gia cho rằng sẽ khiến nền khoa học và công nghệ không thể phát triển theo kỳ vọng.
Ông Võ Trung Hùng chia sẻ tại toạ đàm của Tổ chức Đại học Pháp ngữ ngày 24/9. Ảnh: Dương Tâm
Để tăng số người học tiến sĩ, ông Jean-Marc Lavest cho rằng cần có giải pháp tổng thể, trong đó đầu tiên và quan trọng nhất là nỗ lực truyền thông chung ở cấp độ chính phủ về lợi ích của việc tiếp tục học lên thạc sĩ và tiến sĩ.
"Khi các thông điệp được truyền tải ở cấp độ cao nhất, người dân Việt Nam thường có xu hướng lắng nghe và nhạy cảm với những vấn đề này", ông nói, lấy ví dụ việc quảng bá về các chính sách liên quan đến bán dẫn đã tác động lớn tới các gia đình và lựa chọn của sinh viên.
Ông cũng đề xuất đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm giữ chân sinh viên học lên cao ngay tại Việt Nam. Ông gợi ý cấu trúc đồng hướng dẫn luận án, tức giảng viên Việt Nam và trường đối tác ở nước ngoài sẽ cùng hướng dẫn. Chính sách này đang được USTH thực hiện.
Theo ông Nguyễn Ngọc Điện, để tăng số lượng người làm nghiên cứu sinh, các trường phải gây dựng được uy tín và chất lượng đào tạo, trong đó trọng tâm là tạo ra môi trường nghiên cứu thân thiện về mọi phương diện.
Trường Kinh tế - Luật TP HCM, đặc biệt là ngành Luật, những năm gần đây tuyển đủ chỉ tiêu bậc tiến sĩ. Ông Điện chia sẻ nhà trường luôn lựa chọn ứng viên có định hướng, đề tài nghiên cứu hợp với thiên hướng chung của trường. Từ đó, người học cảm thấy mọi người có cùng mối quan tâm, luôn có sự hứng thú khi tranh luận, tương tác, việc nghiên cứu thuận lợi.
"Người lấy bằng tiến sĩ từ trưởng cảm thấy đây là môi trường thân thiện để nghiên cứu thì giá trị thương hiệu của trường tăng lên và càng nhiều người tìm đến hơn", ông Điện chia sẻ.
Dù rất cần tăng số lượng, các chuyên gia đều đồng tình phải gắn với chất lượng, đào tạo thực chất, giữ vững chuẩn đầu vào và đầu ra.
Đăng thảo luận
2024-11-02 10:14:05 · 来自123.233.130.168回复
2024-11-02 10:24:11 · 来自182.91.100.208回复
2024-11-02 10:34:11 · 来自123.235.253.224回复
2024-11-02 10:44:07 · 来自36.56.192.45回复
2024-11-02 10:54:06 · 来自36.61.68.151回复
2024-11-02 11:04:10 · 来自61.236.50.108回复
2024-11-02 11:14:07 · 来自171.14.87.54回复
2024-11-02 11:24:10 · 来自210.27.215.24回复
2024-11-02 11:34:08 · 来自182.86.67.70回复
2024-11-02 11:44:15 · 来自171.11.82.30回复
2024-11-02 11:54:11 · 来自222.29.235.80回复
2024-11-02 12:04:09 · 来自123.234.193.147回复
2024-11-02 12:14:12 · 来自210.35.172.215回复
2024-11-02 12:24:09 · 来自61.233.40.114回复