Những cổ phiếu nào tăng mạnh khi VN-Index bị thổi bay gần 28 điểm?
(Dân trí) - Thanh khoản sàn HoSE được đẩy lên gần 32.000 tỷ đồng trong phiên VN-Index đánh rơi xấp xỉ 28 điểm. Số mã giảm trên sàn này gấp 5 lần số mã tăng nhưng đáng chú ý vẫn có những mã tăng trần và tăng mạnh.
Số lượng mã giảm sàn trên HoSE tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 24/6 đã tăng lên 20 mã. Bên cạnh đó, rất nhiều mã suýt chạm sàn với mức thiệt hại nặng.
Tổng số lượng mã giảm trên HoSE là 378 mã, gấp 5 lần so với số mã tăng. VN-Index theo đó đánh rơi tới 27,9 điểm tương ứng 2,18% còn 1.254,12 điểm, xuyên thủng cả mốc 1.260 điểm.
HNX-Index giảm 4,63 điểm tương ứng 1,89% do có 139 mã giảm gấp đôi số lượng mã tăng trên sàn HNX; UPCoM-Index giảm 1,53 điểm tương ứng 1,52% với 197 mã giảm giá, có 11 mã giảm sàn so với 144 mã tăng, 29 mã tăng trần.
Thanh khoản tăng vọt trong phiên thị trường giảm sâu (Nguồn: VNDS).
Thanh khoản tăng vọt. Khối lượng giao dịch sàn HoSE được đẩy lên 1,25 tỷ đơn vị với giá trị giao dịch 31.815,03 tỷ đồng. HNX có 109,85 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.318,11 tỷ đồng; con số này trên thị trường UPCoM là 92,29 triệu đơn vị tương ứng 1.792,13 tỷ đồng.
Do có tính thị trường cao, nên nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán rất "nhạy" thì các chỉ số lao dốc. VDS, TVS, CTS trắng bên mua và có dư bán giá sàn; BSI giảm kịch biên độ. AGR, ORS và TCI thoát sàn nhưng kết phiên vẫn thiệt hại nặng: AGR giảm 6,6%; ORS giảm 5,8% và TCI giảm 5,2%.
Các mã khác trong ngành này cũng bị bán mạnh: FTS giảm 6,3%; HCM giảm 5,7%; VCI giảm 5,6%; EVF giảm 4,8%; APG giảm 4,7%; VIX giảm 4,6%. Trong số những mã này có một số tăng giá trong phiên nhưng sau đó quay đầu lao dốc, đóng cửa ở vùng giá thấp nhất phiên.
Ngành bất động sản chứng kiến nhiều mã giảm sâu: HTN và LEC giảm sàn; SZC giảm 6,8%; TCH có lúc giảm sàn và đóng cửa mất 6,7%; HDG giảm 6,3%; SIP và NTL cùng giảm 6%. Tuy nhiên, chiều ngược lại, ITA lại gây bất ngờ khi tăng trần và khớp lệnh đạt 10,3 triệu đơn vị. Cùng với đó, NVT, ITC cũng tăng trần, trắng bên bán; VPH tăng 4,3%; CCL tăng 3,6% và cả 2 mã này đều có thời điểm tăng trần trong phiên.
Cổ phiếu xây dựng và vật liệu có DPG và NHA giảm sàn; HAS giảm 6,9%; PC1 giảm 5,8%; CTR giảm 5,7%; FCN giảm 5,2%; nhưng đồng thời, EVG lại tăng trần và khớp lệnh cao, đạt 11,45 triệu đơn vị; HVH tăng 2,8%.
Những cổ phiếu ngược dòng thị trường phiên 24/6.
Trong ngành thực phẩm và đồ uống, phần lớn cổ phiếu điều chỉnh mạnh: LSS giảm sàn, ANV giảm 6,5%; DBC giảm 5,3%; PAN giảm 5,1%; BAF giảm 5%; ASM giảm 4,8%; IDI giảm 4,2%; MSN giảm 3,3% và VHC giảm 3,1%. Song ở chiều ngược lại, HNG vẫn tăng trần; CMX tăng 5,2%; HAG tăng 1,6%.
Cổ phiếu ngành hàng và dịch vụ công nghiệp sau thời gian tăng nóng cũng không thể thoát khỏi làn sóng chốt lời của giới đầu tư.
PAC và VTP giảm kịch sàn; VTO, VIP thoát sàn nhưng thiệt hại cuối phiên cũng không nhỏ, lần lượt mất 6,2% và 5,3%; VSC giảm 5,6%; GEX giảm 5,2%; TV2 giảm 5,1%; PVT giảm 5%.
Trong phiên giảm sâu và thanh khoản tăng mạnh, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng 901 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trong đó, giá trị bán ròng trên HoSE là 926 tỷ đồng, tập trung tại FPT với 590 tỷ đồng; NLG với 64 tỷ đồng, SSI với 58 tỷ đồng; HDB với 57 tỷ đồng và VRE với 56 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 24 tỷ đồng trên HNX và 1 tỷ đồng trên UPCoM.
Đăng thảo luận
2024-10-13 10:24:10 · 来自123.235.128.139回复
2024-10-13 10:34:10 · 来自36.63.28.54回复
2024-10-13 10:44:10 · 来自106.80.164.247回复
2024-10-13 10:54:08 · 来自36.59.161.117回复
2024-10-13 11:04:12 · 来自139.208.173.183回复
2024-10-13 11:14:10 · 来自106.91.130.31回复
2024-10-13 11:24:08 · 来自139.209.118.85回复
2024-10-13 11:34:17 · 来自210.40.233.170回复