Thị trường khoa học máy tính tại nhiều quốc gia phát triển dự báo vẫn thiếu hụt hàng trăm nghìn nhân sự mỗi năm, tạo cơ hội việc làm triển vọng cho sinh viên.

Trung bình, mỗi năm tại Mỹ, khoảng 377.500 vị trí được tuyển dụng trong các ngành nghề liên quan đến khoa học máy tính và công nghệ, do nhu cầu tăng trưởng việc làm và thay thế những lao động rời khỏi ngành vĩnh viễn, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (U.S. Bureau of Labour Statistics).

Tính đến tháng 5/2023, mức lương trung bình hàng năm của nhóm này là 104.420 USD, cao hơn mức lương trung bình hàng năm của tất cả ngành nghề là 48.060 USD.

Đầu năm nay, Reeracoen Việt Nam cũng thực hiện khảo sát toàn diện về triển vọng tuyển dụng, động lực và chiến lược của các nhà tuyển dụng Việt Nam với 105 tổ chức từ trong 30 ngành. Kết quả cho thấy, bất chấp những trở ngại kinh tế toàn cầu, 89,5% nhà tuyển dụng được khảo sát có ý định tuyển dụng cụ thể cho 2024, với hơn 53% muốn tuyển 1-5 nhân viên mới.

Trong đó, các ngành sản xuất, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng và nổi lên như một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đến từ đầu tư nước ngoài và nỗ lực mở rộng trong nước.

Sự phát triển của địa hạt công nghệ cũng thể hiện qua các báo cáo của trang Statista. Tại Việt Nam, doanh thu trên thị trường dịch vụ công nghệ thông tin dự kiến đạt 1,99 tỷ USD vào năm 2024. Đồng thời, doanh thu dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2024 – 2029) với tỷ lệ 9,34%, tạo ra khối lượng thị trường đạt 3,11 tỷ USD vào năm 2029.

Với tiềm năng như vậy, ngành máy tính và công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực. Trong "Báo cáo thị trường IT Việt Nam năm 2023" của TopDev, đến 2025, Việt Nam dự kiến cần đến 700.000 nhân lực trong ngành công nghệ thông tin. Trong khi đó, số lượng lập trình viên của Việt Nam mới đạt khoảng 530.000 người, tức thiếu gần 200.000 người.

Thực tế, số lượng cử nhân IT vẫn tăng cao mỗi năm. Sự thiếu hụt chủ yếu do trình độ của lập trình viên và yêu cầu doanh nghiệp đặt ra chưa cân bằng. Trong hơn 57.000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, chỉ khoảng 30% đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn thực tế doanh nghiệp đặt ra.

Đại diện khối ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) cũng chia sẻ, cơ hội gia nhập ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin tại Việt Nam cũng như toàn cầu của các bạn trẻ như gen Z hay thậm chí gen Alpha vẫn rất lớn.

Yêu cầu ngày càng cao từ thị trường, doanh nghiệp đang là thách thức với cả các bạn trẻ và các đơn vị đào tạo, đòi hỏi các trường đại học cần có chương trình đào tạo bài bản và gắn liền với các bài toán thực tế. Đồng thời, sinh viên cũng nên trang bị bộ kỹ năng thiết yếu, như giải quyết vấn đề, học tập suốt đời, luôn cập nhật kiến thức thị trường, thích nghi với sự thay đổi..., bên cạnh nền tảng chuyên môn vững chắc.

Tại BUV, sinh viên theo học chương trình Cử nhân Khoa học Máy tính sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng quan trọng như công nghệ kỹ thuật số, hệ thống mạng, lập trình ứng dụng và phát triển web ngay từ năm học đầu tiên, trước khi quyết định lựa chọn đi sâu vào một trong hai chuyên ngành An ninh mạng hoặc Công nghệ đám mây vào các năm sau, giúp các bạn có được nền tảng kiến thức vững vàng để tiếp nhận những thay đổi liên tục của thị trường số.

Ngành Khoa học máy tính có còn tiềm năng với gen Z?  第1张

Sinh viên ngành Khoa học Máy tính của BUV học tập và thực hành trong phòng máy hiện đại. Ảnh: BUV

Đồng thời, trong suốt quá trình học, các bạn sẽ được đào tạo theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao về lĩnh vực khoa học máy tính, hỗ trợ trau dồi tư duy, trang bị kiến thức nền tảng thiết yếu trong các lĩnh vực như công nghệ kỹ thuật số, lập trình ứng dụng, hệ thống mạng, phát triển web...

Các môn học trong chương trình được phát triển dựa trên tiêu chuẩn và chứng chỉ ngành được công nhận trên toàn thế giới, cung cấp cho sinh viên vốn kiến thức vững vàng để chinh phục các kỳ thi lấy chứng chỉ chuyên môn như CCNA (Cisco Certified Network Associate) hay AWS (Amazon Web Services), rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức học thuật và công việc thực tế.

"Những hoạt động đào tạo này sẽ giúp các bạn trẻ có đủ nền tảng kiến thức và kỹ năng để thích nghi với sự thay đổi, yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đồng thời, sẵn sàng nắm bắt cơ hội làm việc trên toàn cầu", đại diện nhà trường nói thêm.

Bên cạnh đó, để giải quyết bài toán chênh lệch giữa trình độ sinh viên ra trường và nhu cầu doanh nghiệp, BUV tạo cơ hội cho sinh viên xây dựng nền móng sự nghiệp từ sớm, tăng cường nghiệp vụ bằng cách tham gia hỗ trợ hoặc điều phối các dự án chuyên môn trong và ngoài chương trình học.

Ngành Khoa học máy tính có còn tiềm năng với gen Z?  第2张

Sinh viên tham gia thực hiện và trải nghiệm các dự án trong thời gian học. Ảnh: BUV

Tháng 7 vừa qua, sinh viên chương trình Khoa học Máy tính cùng sinh viên khối ngành Quản trị và Kinh doanh tại BUV đã phối hợp với nhau trong cuộc thi FinTech Hackathon - Thử thách 48 tiếng để thiết lập ứng dụng, sản phẩm công nghệ nhằm nâng cao hiểu biết về tài chính cho người Việt.

Ngoài ra, để giúp sinh viên thấu hiểu nhu cầu thực tế từ doanh nghiệp, trường cũng thường xuyên tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc và kết nối với đại diện các nhà tuyển dụng. BUV có mạng lưới đối tác hơn 400 doanh nghiệp, gồm nhiều tổ chức và doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ.

Ngành Khoa học máy tính có còn tiềm năng với gen Z?  第3张

Sự kiện Career Fair - Ngày hội Việc làm tại BUV. Ảnh: BUV

Trước đó, nhà trường còn chào đón gần 40 doanh nghiệp đối tác tới khuôn viên nhà trường trong sự kiện Career Fair - Ngày hội Việc làm, trong đó có nhiều doanh nghiệp công nghệ. Qua đây, sinh viên được tiếp xúc, chủ động tìm kiếm các cơ hội thực tập và ứng tuyển cho các vị trí công việc phù hợp ngay trong quá trình học. Đây cũng là một hoạt động bổ trợ trong Chương trình Phát triển Năng lực Cá nhân và Kỹ năng Xã hội của BUV nhằm giúp sinh viên phát triển bộ kỹ năng mềm, tạo đà thăng tiến cho sự nghiệp.

Nhật Lệ