Mô hình trữ thủy sản mùa lũ thực hiện tại xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã triển khai năm thứ 2, tuy nhiên người dân cho hay khó tham gia vì không có vốn góp mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ 50%, UBND xã nói có thể góp ngư cụ.
Mô hình trữ cá mùa lũ theo hướng cộng đồng thực hiện tại ấp Giồng Bàng, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, người dân khu vực ấp Giồng Bàng, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp chia sẻ mùa nước lên tận dụng việc đánh bắt thủy sản trên đồng để có thêm thu nhập.
Hai năm gần đây một phần cánh đồng ấp Giồng Bàng bị vây lưới để trữ thủy sản mùa lũ theo mô hình của tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ cho xã Thường Phước 1.
Tuy nhiên, thực tế người dân không có điều kiện kinh tế nên khó có thể tham gia mô hình. Bởi theo quy định, người dân muốn tham gia mô hình phải "góp vốn" 3 triệu đồng/hộ.
Theo báo cáo năm 2023, mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản nằm trong "Dự án Nâng cao khả năng thoát lũ và phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với khí hậu cho vùng Đồng Tháp Mười (các huyện thị phía Bắc tỉnh Đồng Tháp)", thuộc tiểu dự án ICRSL.
Người dân đặt dớn bắt cá ngoài khu vực trữ cá mùa lũ cùng thuộc cánh đồng ấp Giồng Bàng, xã Thường Phước 1 - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT
UBND huyện Hồng Ngự đã giao quyền quản lý mô hình cho Tổ chức cộng đồng xây dựng phương án bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tại ô bao số 2 thuộc ấp Giồng Bàng, xã Thường Phước 1.
Diện tích mô hình 100ha. Tổng kinh phí thực hiện hơn 200 triệu đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ 50%, người dân góp vốn 50%.
Đợt rồi, thu hoạch trong tháng 5-2024 với sản lượng gồm 200kg cá leo, 200kg cá ló, 80kg cá hô, cá chốt 120kg; 1.500kg cá lăng, trèn bầu, cá thát lát; 9.000kg cá các loại khác, tổng thu nguồn lợi 202 triệu đồng. Trừ chi phí (chưa tính phần Nhà nước hổ trợ), số tiền dư ra là hơn 100 triệu đồng chia đều cho 65 hộ.
Ông Trương Văn Lợi - phó chủ tịch xã Thường Phước 1 (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) - cho biết mô hình trữ thủy sản mùa lũ năm 2023 có 65 hộ tham gia diện tích 100ha, được hỗ trợ 100 triệu đồng mua vật tư.
"Mùa nước nổi năm 2024, mô hình tiếp tục mở rộng thêm 50ha, được hỗ trợ 87 triệu đồng, còn lại thành viên mới tham gia góp 3 triệu đồng/người. Hiện tổng diện tích là 150ha, 90 thành viên", ông Lợi nói.
Tuy nhiên theo phản ánh của người dân, những hộ không có vốn đối ứng 3 triệu đồng do kinh tế quá khó khăn nên dù có nguyện vọng tham gia cũng không thể đăng ký vào mô hình.
Giải thích việc này, ông Lợi nói thêm, những hộ dân nào không có tiền đóng đối ứng mua vật tư, ngư cụ vẫn có thể tham gia vào tổ cộng đồng bảo vệ thủy sản với điều kiện xuất công lao động hoặc đóng góp ngư cụ sẵn có như lưới, tràm... mà không cần góp vốn.
"Chuẩn tham gia mô hình là 3 triệu đồng, nhưng ai không có tiền có thể góp theo khả năng. Mô hình cũng tạo công ăn việc làm mùa lũ, có thu nhập thêm trong mùa nước nổi", ông Lợi giải thích thêm.
Đăng thảo luận
2024-11-19 16:54:19 · 来自106.89.114.41回复
2024-11-19 17:04:15 · 来自123.234.71.224回复
2024-11-19 17:14:17 · 来自121.77.136.102回复
2024-11-19 17:24:15 · 来自123.234.55.140回复
2024-11-19 17:34:17 · 来自171.12.112.12回复