Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh đem đến cho người xem những rung cảm, những suy ngẫm về thân phận con người.

Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第1张

Nghệ sĩ Trí Quang (trái, vai Hai Khương) và Tuyết Thu (vai Mận) trong vở Cơn mê cuối cùng - Ảnh: LINH ĐOAN

Cơn mê cuối cùng là kịch bản nổi tiếng của cố tác giả Ngọc Linh, đã từng được dàn dựng và gây dấu ấn trên sân khấu cải lương, kịch nói.

Lần này làm lại, sân khấu Hoàng Thái Thanh vẫn tiếp tục đem đến cho khán giả một vở diễn hay, giàu cảm xúc.

Khi con người vùng vẫy trong ngang trái

Bối cảnh vở diễn xảy ra ở một cù lao nghèo. Ở đó có ông Hai Khương nghĩa hiệp. Cứ nhà nào cần, ới một tiếng là có ông Hai tới phụ.

Một bữa giữa cơn dông bão, nhà ông Hai đã cứu được cô Mận vì nghèo mà mẹ con họ lang bạt tìm nơi sinh sống. Mận sống sót, mẹ cô thì không may qua đời. Gia đình ông Hai thương tình đã cưu mang Mận.

TIN LIÊN QUAN
  • Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第2张

    Kịch Tết Hoàng Thái Thanh: Lồng sắt nào có thể nhốt được tình yêu?

  • Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第3张

    Trái tim oan khuất: Thêm sức trẻ cho Hoàng Thái Thanh

  • Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第4张

    Hoàng Thái Thanh trình làng vở mới Mùi của hạnh phúc

Hai năm sau, Mận đột nhiên mang bầu. Cái thai hoang khiến xóm làng xôn xao và không khí u ám trùm xuống nhà ông Hai...

Chuyện ở cù lao nhỏ xíu thôi mà khiến người xem xốn xang.

Bởi nhìn rộng ra thì trong cõi nhân gian này, có biết bao thân phận phải ngụp lặn trong ngang trái đời mình như ông Hai Khương, bà Hai Khương, Mận, cậu Út Hơn...

Vở gần như không có người xấu nhưng điều gì đã khiến họ vô tình phạm phải sai lầm?

Mà cái sai lầm đó ảnh hưởng đến bao người và có khi hủy hoại một con người. Thật khó lý giải cho rạch ròi bởi cuộc đời, những éo le đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát.

Cơn mê cuối cùng phảng phất đâu đó bóng dáng Phật pháp, với chữ "nghiệp" mà người ta thường hay nhắc tới.

Rốt cuộc, trong tấm lưới oan nghiệt của cuộc đời, mỗi người sẽ bám víu vào điều gì thoát khỏi sự bủa vây của số phận? Hành trình của vở cho người ta câu trả lời với sự sẻ chia và thấu cảm.

Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第5张

Cảnh bà Hai Khương (Ái Như) đau đớn trong câm nín cho đến chết là một trong những cảnh hay, lấy nhiều nước mắt của người xem - Ảnh: LINH ĐOAN

Trao khó khăn cho người trẻ

Có thể nói Cơn mê cuối cùng bản dựng 2024 đã có nhiều thay đổi khiến người xem khắc khoải hơn. Nghệ sĩ Thành Hội lùi lại với vai cậu Út Hơn bị khùng vì bom đạn chiến tranh tạo cảm tình với khán giả bởi kiểu tỉnh tỉnh mê mê mà khiến người xem xa xót.

Bà Hai Khương của Ái Như đã khiến người xem nhói tim với nỗi đau câm nín cho đến lúc chết. Bất ngờ nhất là Trí Quang khi được giao nhân vật Hai Khương, nhân vật nặng ký của vở diễn.

Trí Quang bày tỏ chính bản thân anh cũng bất ngờ khi Ái Như - Thành Hội giao vai diễn khó này cho anh. Đây là lần đầu tiên Trí Quang diễn vai kép lão.

TIN LIÊN QUAN
  • Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第6张

    Sân khấu Hoàng Thái Thanh chỉ diễn kịch 2 mùa trong năm

  • Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第7张

    Sân khấu Hoàng Thái Thanh ngưng diễn: Túi tiền mỏng của hai kẻ mộng mơ

  • Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第8张

    Hoàng Thái Thanh: 10 năm, 49 vở diễn: Chuồn chuồn sẽ bay hay dừng lại?

"Tôi thấy mình cũng gan khi dám nhận vai này vì ban đầu cứ tưởng sẽ đóng vai Út Hơn. 1, 2 suất đầu tôi sẽ lắng nghe đóng góp của người làm nghề, khán giả để điều chỉnh vai diễn cho tốt hơn.

Để nhân vật già đi tôi để râu tóc bạc tự nhiên trong thời gian diễn vở.

Không dám tập gym, ăn kiêng để giảm cơ bắp.

Tôi phải cố gắng điều chỉnh cách thoại, cách diễn, cả hình thể qua từng suất diễn vì tôi biết thời gian đầu mình chưa khống chế được nên có thể vẫn còn trẻ hơn so với nhân vật" - Trí Quang bày tỏ với Tuổi Trẻ.

Và anh cũng tâm sự dù biết rằng đây là vai diễn hơi quá sức nhưng trong tình hình sân khấu khó khăn, người diễn hiếm có cơ hội tiếp cận với những vai diễn hay, có chiều sâu nên Hai Khương với Trí Quang là thử thách và cũng là cơ hội để anh học hỏi và rèn luyện nghề.

Bỏ qua chút lăn tăn về vẻ phong độ khó giấu của ông Hai Khương - Trí Quang thì phải thừa nhận Trí Quang đã có nhiều lớp diễn hay trong vở.

Anh chứng tỏ sự nghiêm túc với nghề và ngày càng tiến bộ, diễn càng sâu sắc qua nhiều vai trong các vở Nửa đời ngơ ngác, Bạch Hải Đường, Tình yêu trời đánh...

Mạnh dạn trao những vai khó cho người trẻ cũng thể hiện tâm huyết đào tạo người mới cho sân khấu của Thành Hội - Ái Như ở sàn diễn, "lớp học" Hoàng Thái Thanh.

Cấu trúc bố cục Cơn mê cuối cùng đều tốt

Cơn mê cuối cùng của sân khấu Hoàng Thái Thanh: đời người!  第9张

Cảnh vở Cơn mê cuối cùng - Ảnh: LINH ĐOAN

Xem Cơn mê cuối cùng bản dựng mới của Hoàng Thái Thanh, nhà báo Liên Chi - con gái cố tác giả Ngọc Linh - xúc động:

"Bản dựng mới của Hoàng Thái Thanh lần này chi tiết hơn. Với bàn tay nữ đạo diễn Ái Như, vở mềm mại, đi sâu vào lòng người hơn. Cấu trúc, bố cục đều tốt, ý đồ, tư tưởng chủ đề kịch bản của ba tôi được giữ nguyên.

Các diễn viên Thành Hội, Ái Như, Tuyết Thu đến Trí Quang... đều thể hiện tốt vai diễn. Ái Như quá xuất sắc với vai bà Hai.

Cảnh bà Hai chết điếng vì phát hiện ra sự thật hay cảnh bà muốn nói mà không thể mở miệng trước lúc lâm chung, Ái Như diễn ra được nỗi đau đớn của nhân vật khiến trái tim người xem bị bóp nghẹt.

Ông Hai Khương của Trí Quang là một điểm nhấn. Trước vở diễn người ta lo lắng độ chênh lệch tuổi tác, diễn xuất của Quang và đàn chị Ái Như. Nhưng xem mới thấy không có khoảng cách lớn vì diễn xuất có chiều sâu của Quang khiến khán giả bị chinh phục với nhân vật Hai Khương".