Chương trình "Giai điệu Việt Nam" tháng 9 được chia làm 3 phần: Phần I: "Gieo chữ"; Phần II: "Bám chữ"; Phần III: "Hoa nở trên đá" hay "Những ngôi trường hạnh phúc ở biên giới"; Câu chuyện về những nhà giáo không ngại khó khăn vì thế hệ trẻ của đất nước.
Không chỉ có các cô giáo mới có thể chăm sóc các em nhỏ tỉ mỉ, từng li từng tí, thầy giáo Phạm Văn Bảy, Vi Văn Tuấn và Phạm Văn Toán tới từ điểm trường huyện Bá Thước, Thanh Hóa cũng khéo tay hay làm không kém cạnh các cô. Các thầy không chỉ biết làm đồ thủ công mà thậm chí còn có thể tết tóc cho các bé gái.
Thầy Dương Đình Khôi và cô giáo Định Triệu Hằng chia sẻ câu chuyện dạy học. Ảnh: VTV3
Dù hoàn cảnh khác nhau nhưng cả ba đều mang trong mình tấm lòng yêu nghề, yêu trẻ vô bờ bến, bất chấp những khó khăn và phản đối của gia đình, để rồi chọn giáo dục mầm non tại những vùng đất xa xôi, nơi thiếu thốn và cách biệt ngôn ngữ, văn hóa. Chính tình cảm chân thành, giản dị từ học trò, sự kiên định và tình yêu thương đã biến những thách thức thành động lực, để họ tiếp tục cống hiến trên hành trình "trồng người".
Thầy cô gửi con cho ông bà chăm, một mình bám bản gieo con chữ
Câu chuyện của thầy Dương Đình Khôi và cô Đinh Triệu Hằng là một hành trình đầy gian truân nhưng cũng chan chứa tình yêu thương và lòng kiên định. 14 năm gắn bó với điểm trường Giàng Sán ở xã Thượng Phùng, Mèo Vạc, Hà Giang, họ đã cùng nhau vượt qua những thử thách từ bất đồng ngôn ngữ đến những đêm mưa bão tưởng chừng không thể chịu đựng nổi.
Dù phải gửi lại con cái cho ông bà chăm sóc nhưng họ vẫn dành hết tình cảm cho các em nhỏ dân tộc thiếu số như con đẻ của mình. Mỗi ngày được thấy các em khôn lớn chính là động lực để họ tiếp tục hành trình gieo mầm tri thức giữa núi rừng hiểm trở. Với thầy cô, những đôi bàn tay chai sạn ấy không chỉ cầm phấn mà còn gieo những hạt giống ước mơ, nuôi dưỡng tương lai cho học sinh nơi vùng cao biên giới.
Thầy giáo Phạm Văn Bảy, Vi Văn Tuấn, Phạm Văn Toán làm đồ thủ công. Ảnh: VTV3
MC Đức Bảo và Hồng Nhung tiếp tục dẫn dắt chương trình "Giai điệu Việt Nam" tháng 9. Những lời dẫn xúc động của họ đã khiến các khách mời bật khóc: "Vẫn biết là khó khăn, là chông gai thế nhưng tại những vùng đất xa xôi của Tổ quốc, chắc chắn sẽ không bao giờ vắng bóng những người thầy tâm huyết. Bởi chỉ cần nghe thấy tiếng cười của học trò là trái tim họ lại thúc giục lên đường". Đó là những tình cảm, sự tâm huyết, và sự hy sinh trân quý của những người làm nghề sư phạm với những cô cậu học trò của họ.
"Giai điệu Việt Nam" tháng 9 sẽ kết nối khán giả qua những ca khúc quen thuộc nhưng được thổi hồn mới: "Chong chóng gió", "Người gieo mầm xanh", "Niềm vui của em", "Một đời người một rừng cây", "Con đường tôi" và "Việt Nam muôn màu".
Các thầy cô tham dự chương trình "Giai điệu Việt Nam". Ảnh: VTV3
Đăng thảo luận
2024-12-02 21:54:25 · 来自121.77.194.60回复
2024-12-02 22:04:16 · 来自106.82.135.158回复
2024-12-02 22:14:17 · 来自139.210.192.88回复
2024-12-02 22:24:13 · 来自222.27.170.87回复
2024-12-02 22:34:16 · 来自171.12.143.88回复
2024-12-02 22:44:19 · 来自106.90.28.65回复
2024-12-02 22:54:18 · 来自139.200.205.231回复
2024-12-02 23:04:16 · 来自222.34.154.140回复
2024-12-03 06:04:16 · 来自139.210.5.104回复
2024-12-03 06:14:13 · 来自182.86.117.41回复
2024-12-03 06:24:14 · 来自171.10.240.80回复
2024-12-03 06:34:17 · 来自210.32.39.192回复