3 thói quen tưởng vô hại nhưng lại khiến hệ tiêu hóa âm thầm chịu khổ
(Dân trí) - Hệ tiêu hóa có nguy cơ bị tổn thương bởi nhiều yếu tố như thực phẩm, môi trường, lối sống,... Việc ăn đồ tái sống, lạm dụng tinh bột nghệ và không thăm khám định kỳ, tưởng vô hại nhưng lại có thể gây ảnh hưởng xấu với hệ cơ quan này.
Thói quen ăn thực phẩm sống, tái
Các thực phẩm sống hoặc tái như tiết canh, gỏi thịt, gỏi hải sản, rau sống, nem chua... là món ăn ưa chuộng của nhiều người. Trong những ngày hè nắng nóng, các món ăn này lại càng được yêu thích do các thực khách cho rằng chúng có tính mát, giải nhiệt.
Tuy nhiên trên thực tế, thực phẩm chưa được nấu chín có thể gây hại cho hệ tiêu hóa cũng như toàn cơ thể. Đây là con đường chủ yếu làm lây truyền các bệnh lý như nhiễm khuẩn HP dạ dày, viêm gan A, sán lá gan, sán lá phổi, nhiễm trùng não do giun sán,...
Thực phẩm tái, sống có thể chứa các loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây hại cho tiêu hóa (Ảnh minh họa: delicious.com.au).Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Khiên - Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, Phó chủ tịch Liên chi hội Nội soi tiêu hóa Việt Nam, Tổng thư ký Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, Chủ tịch Hội Nội soi tiêu hóa miền Bắc, thực phẩm có thể bị nhiễm khuẩn và các loại ký sinh trùng như giun, sán trong quá trình nuôi trồng, chăn nuôi, chế biến hoặc bảo quản không đảm bảo.
Việc sử dụng trực tiếp hoặc chỉ nhúng qua nước sôi, ướp nước chanh, không nấu chín kỹ có thể khiến chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, gây ngộ độc cấp tính hoặc nhiễm trùng mạn tính.
Hệ tiêu hóa là hệ cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng bởi các vi sinh vật và ký sinh trùng. Vi khuẩn HP hoạt động là tác nhân gây viêm loét và ung thư dạ dày. Virus viêm gan A gây bệnh lý viêm gan cùng tên, tuy hiếm khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nhưng một tỷ lệ nhỏ có thể dẫn đến viêm gan tối cấp, suy gan.
Các loại ký sinh trùng sống tại đường tiêu hóa có thể làm hao hụt các chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến các rối loạn, suy dinh dưỡng, thậm chí thiếu máu mạn tính.
Nguy hiểm hơn, ấu trùng của các loại giun sán có thể xâm nhập qua thành ruột và lưu thông theo đường máu đến các cơ quan khác như phổi, gan, não, mắt… Ấu trùng làm tổ và phát triển gây tổn thương các cơ quan này, để lại những nhiều di chứng nặng nề ngay cả khi đã được diệt trừ, có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, PGS. TS Vũ Văn Khiên khuyến cáo người dân không nên ăn đồ tái sống; nên thực hiện ăn chín, uống sôi nhằm đảm bảo sức khỏe, phòng ngừa nhiễm các loại vi sinh vật và ký sinh trùng. Các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Lạm dụng tinh bột nghệ
Nghệ là loại gia vị quen thuộc được sử dụng phổ biến trong gian bếp của người Việt. Đây cũng là thảo mộc chứa nhiều chất chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, trong đó có curcumin. Tinh bột nghệ từ lâu đã được sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị các rối loạn viêm và đau, giảm đau xương khớp, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe làn da, điều chỉnh mức cholesterol trong cơ thể,...
Lạm dụng tinh bột nghệ có thể dẫn đến dị vật dạ dày - thực quản (Ảnh minh họa: Luis Echeverri Urrea).Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều tinh bột nghệ có thể dẫn đến "lợi bất cập hại", khiến đường tiêu hóa "chịu khổ". PGS. TS Vũ Văn Khiên chia sẻ: "Có những trường hợp sau khi sử dụng tinh bột nghệ gặp tình trạng kết dính tạo thành dị vật trong dạ dày, thực quản. Chúng tôi đã gặp một số bệnh nhân do uống quá nhiều tinh bột nghệ nên đã hình thành khối dị vật rắn chắc, kích thước lớn tại dạ dày, phải can thiệp loại bỏ".
Mặt khác, không ít người khi gặp các bất thường về tiêu hóa hoặc các vấn đề sức khỏe khác lại chỉ uống tinh bột nghệ tại nhà mà không thăm khám tại cơ sở y tế. Điều này khiến người bệnh không được chẩn đoán và điều trị đúng hướng từ căn nguyên gây bệnh. Bác sĩ Khiên khuyến nghị, tinh bột nghệ cần sử dụng đúng liều lượng và nên sử dụng hỗ trợ sau khi đã thăm khám với bác sĩ.
Không chủ động khám tiêu hóa và nội soi định kỳ
Một suy nghĩ sai lầm của nhiều người là chỉ cần đến bệnh viện khi có các triệu chứng bất thường, dẫn đến không hình thành thói quen chủ động kiểm tra tiêu hóa định kỳ nói riêng, khám sức khỏe tổng quát nói chung.
Không ít người còn e ngại và trì hoãn việc thăm khám, nhất là nội soi dạ dày - đại tràng. Chỉ đến khi các triệu chứng trở nên trầm trọng, không thể chịu được nữa mới đến gặp bác sĩ. Đây là thói quen nguy hại khiến người bệnh không kịp thời phát hiện sớm các bất thường về tiêu hóa, bỏ lỡ thời gian điều trị hiệu quả nhất.
Người dân nên chủ động khám và nội soi dạ dày - đại tràng định kỳ để kiểm soát tốt nhất sức khỏe tiêu hóa (Ảnh: TCI).PGS. TS Vũ Văn Khiên cho biết, nhiều bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm thường diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Khi các dấu hiệu rõ nét thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, gây nhiều biến chứng, khó điều trị.
Suốt quá trình hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực tiêu hóa - nội soi, bác sĩ Khiên cho hay ông đã gặp nhiều bệnh nhân tình cờ khám và nội soi tiêu hóa, hoặc đến kiểm tra với các triệu chứng mờ nhạt, tưởng chừng rất bình thường nhưng lại được chẩn đoán ung thư dạ dày - đại tràng.
Trong đó có những trường hợp đã ở giai đoạn nặng, di căn, tiên lượng xấu. Kết quả đáng tiếc này có thể được ngăn chặn nếu người dân có thói quen khám tiêu hóa định kỳ ngay cả khi hoàn toàn khỏe mạnh, không có triệu chứng bất thường.
Ngoài ra, các biểu hiện như đau bụng, ợ hơi, chán ăn, thay đổi thói quen đại tiện… có thể chỉ là những rối loạn tiêu hóa thông thường, nhưng đồng thời cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm.
Thay vì chủ quan hay cắn răng chịu đựng, người dân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe tiêu hóa. Nội soi dạ dày - đại tràng là thăm dò chức năng quan trọng hàng đầu trong tầm soát các bệnh lý đường tiêu hóa.
Hiện nay, các phương pháp nội soi hiện đại ngày càng tối ưu hiệu quả phát hiện và điều trị. Thêm vào đó, trải nghiệm nội soi không đau, không khó chịu cũng khiến người bệnh yên tâm hơn khi thực hiện, xóa bỏ mọi lo lắng, e ngại.
"Hiệp hội Tiêu hóa châu Á - Thái Bình Dương đã khuyến cáo, những người từ 50 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện nội soi dạ dày đại tràng định kỳ để tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng cho thấy có những bệnh nhân còn rất trẻ đã có những tổn thương như viêm loét, ung thư. Do đó không cần đợi tới khi 40-50 tuổi mới nội soi, mỗi người nên chủ động kiểm tra càng sớm càng tốt", bác sĩ Khiên khẳng định.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Chuyên khoa Tiêu hóa, khoa Thăm dò chức năng - Nội soi TCI đang triển khai đầy đủ các phương pháp nội soi tiêu hóa hiện đại gồm nội soi thường quy ánh sáng trắng, nội soi NBI dải tần ánh sáng hẹp và đáng chú ý là công nghệ MCU phát hiện - xử lý ung thư sớm đường tiêu hóa trong 1 ngày. Bên cạnh đó, TCI ứng dụng các công nghệ khám chữa bệnh hiện đại như: chụp cắt lớp MSCT đa dãy, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm đàn hồi mô, hệ thống xét nghiệm bằng robot Power Express,...
TCI dành tặng ưu đãi 40% công nội soi dạ dày - đại tràng tất cả các công nghệ và các gói khám chuyên khoa tiêu hóa - gan mật. Thêm vào đó, TCI miễn phí phát thuốc làm sạch đại tràng tại nhà đối với các khách hàng trong bán kính 15km tính từ các cơ sở của TCI.
Thông tin chi tiết liên hệ:
Website: https://benhvienthucuc.vn/noi-soi-tieu-hoa-ung-dung-cong-nghe-dot-pha/
Tổng đài tư vấn: 1900 55 88 92
Đăng thảo luận
2024-10-26 18:34:09 · 来自106.94.45.46回复