Hội đồng GS Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên GS, PGS được Hội đồng GS ngành/liên ngành (Hội đồng GS ngành) đề xuất công nhận chức danh GS, PGS năm 2024. Theo đó, có 27/28 ngành có ứng viên xét GS, PGS; ngành Văn học năm nay “trắng” ứng viên nộp hồ sơ. Tính tổng số hồ sơ của 27 ngành có 631/725 ứng viên được các Hội đồng GS ngành đề nghị xét đạt tiêu chuẩn công nhận GS, PGS, trong đó, có 45 ứng viên GS, 586 ứng viên PGS.
Hội đồng GS Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn xét công nhận chức danh GS, PGS
Có 94 ứng viên bị Hội đồng GS ngành loại (13%), tỉ lệ này tương đương những năm trước. Ba nguyên nhân khiến ứng viên không được Hội đồng GS ngành thông qua là hồ sơ của ứng viên không đủ tiêu chuẩn cứng; hồ sơ đủ tiêu chuẩn cứng nhưng không đủ số phiếu tín nhiệm khi bỏ phiếu ở Hội đồng GS ngành; ứng viên xin rút hồ sơ.
“Việc nâng cao đạo đức nghiên cứu trong cộng đồng học thuật và giảm thiểu vấn đề vi phạm liêm chính trong học thuật rất cần sự phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp, đặc biệt là công tác giáo dục tính liêm chính cho từng giảng viên, các nhà khoa học đang nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu trong cả nước”.PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước
Những ngành có nhiều ứng viên được Hội đồng GS ngành thông qua nhất là các ngành Kinh tế (104/108) và Y học (72/82). Ngành có ứng viên bị loại có tỉ lệ cao nhất là Công nghệ Thông tin với 41%. Ngành này chỉ có 1/4 ứng viên GS được Hội đồng GS ngành thông qua. Tiếp theo là các liên ngành Điện - Điện tử - Tự động hóa, Triết học - Xã hội học - Chính trị học, đều có tỉ lệ ứng viên bị loại là 29%... Những ngành có ứng viên GS nhưng không được Hội đồng GS ngành thông qua là: Dược học, Giáo dục.
Theo kế hoạch, từ ngày 21 - 31/10, Hội đồng GS Nhà nước sẽ họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024.
Siết chặt quy định liêm chính khoa học
Theo PGS.TS Dương Nghĩa Bang, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng GS Nhà nước, khi nhận được các đơn tố cáo hay ý kiến phản ánh về mua bán bài báo nói riêng và liên quan đến các tiêu chuẩn, tiêu chí trong hồ sơ ứng viên nói chung, Hội đồng GS Nhà nước đều phân loại và chuyển đến các bên liên quan để xử lí hoặc xác minh làm rõ, trên cơ sở đó, xem xét xử lí theo quy định của pháp luật.
Tại mỗi Hội đồng GS cơ sở và Hội đồng GS ngành, tất cả các công trình khoa học của ứng viên đều được 3 nhà khoa học cùng ngành, chuyên ngành với ứng viên thẩm định, đánh giá cụ thể về mặt chất lượng nghiên cứu của ứng viên trước khi báo cáo tập thể Hội đồng xem xét, thảo luận, thống nhất quyết định.
Bên cạnh các công bố khoa học, việc xem xét đánh giá toàn diện các ứng viên trong đào tạo và nghiên cứu khoa học được quy định rất rõ trong tiêu chuẩn của chức danh GS, PGS theo quy định tại Quyết định số 37 của Chính phủ. Cụ thể, ngoài các công bố khoa học, ứng viên còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nhà giáo, trung thực, khách quan trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động chuyên môn khác; tiêu chuẩn về thâm niên giảng dạy; tiêu chuẩn hướng dẫn thạc sĩ, tiến sĩ; tiêu chuẩn về chủ trì các đề tài khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn về sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Các ứng viên GS còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chủ biên sách phục vụ đào tạo, chủ trì, tham gia xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo từ trình độ đại học trở lên.
Khi Hội đồng GS cơ sở đề xuất lên Hội đồng GS ngành, hồ sơ của các ứng viên được công khai trên website của Hội đồng GS Nhà nước. Việc công khai này từng vấp phải một số ý kiến phản đối. Tuy nhiên, theo ông Bang, việc công khai kết quả xét của Hội đồng GS các cấp, công khai Bản đăng kí (Mẫu 1) trong hồ sơ ứng viên, công khai lí lịch khoa học của các thành viên Hội đồng GS ngành và Hội đồng GS Nhà nước thể hiện tính công khai, minh bạch trong xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Năm nay, Hội đồng GS Nhà nước có công văn nhấn mạnh Hội đồng GS các cấp đặc biệt chú ý một số nội dung như đánh giá hồ sơ ứng viên đúng chất lượng và thực chất về chuyên môn - học thuật; thẩm định kĩ chất lượng các công trình khoa học và các tạp chí đăng tải, bảo đảm tính liêm chính khoa học đối với từng hồ sơ...
Nóng: Công bố đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025 18/10/2024 Người đầu tiên của tộc người Arem nhận bằng đại học 18/10/2024 Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT 18/10/2024Giáo dục
Mỏ vàng 'kỳ lạ' nhất thế giới, nhiều vàng nhưng không phải ai cũng dám vào lấy
Giáo dục
Các trường công an xét tuyển bổ sung chỉ tiêu năm 2024
Giáo dục
Hủy kết quả học tập và thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt
Giáo dục
Nhóm nhà khoa học Việt Nam bị tạp chí nước ngoài gỡ bài báo khoa học
Giáo dục
Đăng thảo luận