TP - Tôi rất thích tựa đề cuốn sách: Dấu xưa lưng chừng núi - một vùng bản sắc Ca dong của TS Nguyễn Đăng Vũ, bởi nó vượt qua lối mòn, khung khổ khô cứng của một cuốn sách nghiên cứu lịch sử-văn hóa tộc người như lâu nay thường thấy. Sách vừa được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành với bìa cứng trang trọng và thiết kế đẹp mắt.

Cũng vì thích nên tôi đã ngấu nghiến đọc cuốn sách dày gần 530 trang khổ lớn, ngồn ngộn tư liệu từ trước tác của các tác giả trong và ngoài nước ở nhiều thời kỳ khác nhau đến các tư liệu điền dã của chính tác giả.

Sách gồm 10 chương, đề cập nhiều nội dung, từ việc định danh và vùng cư trú của một tộc người; vòng đời của con người và chu kỳ sản xuất với các lễ thức; chuyện sinh hoạt, ăn mặc đến những giá trị, sứ mệnh của một tộc người… Ngoài ra, sách còn có các phụ bản như 48 trang ảnh màu, một số truyện kể, những bài dân ca, bảng từ vựng tiếng Ca dong…

 Thành quả sau chục năm trời lăn lộn ở 'lưng chừng núi' 第1张

TS Nguyễn Đăng Vũ trong một chuyến điền dã với trẻ em đồng bào dân tộc Ca dong (Ảnh tác giả cung cấp)

Bằng tư duy của một nhà khoa học, tác giả đã hết sức cẩn trọng trong việc tiếp cận, giải mã các hiện tượng, sự vật, những sự biến đổi trong lịch sử-văn hóa đời sống của người Ca dong trên cơ sở khoa học. Bên cạnh đó, tác giả còn tiếp cận ở góc độ huyền sử để giúp người đọc khám phá vẻ đẹp hồn nhiên, tâm hồn bay bổng của người Ca dong.

TS Nguyễn Đăng Vũ không chỉ là nhà khoa học, ông còn là nhà giáo, nhà báo và nhà thơ. Điều đó cũng lý giải vì sao trong sách có nhiều chương đoạn, góc nhìn mang tính báo chí hoặc đẫm chất sử thi với sự thấu cảm tận cùng về thân phận và sứ mệnh của tộc người Ca dong. Vì thế, với cách tiếp cận địa-văn hóa, tác giả đã dẫn người đọc đi hết sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, đi hết sự thích thú này đến thích thú khác về một tộc người ở miền Tây Quảng Ngãi vốn chưa được nhiều người biết đến.

Để hoàn thành công trình này, tác giả đã dành cả chục năm trời lăn lộn với vùng đất và con người Ca dong.

“Tôi đã ở nơi lưng chừng núi này nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, để lắng nghe, để chứng kiến những cuộc viễn du về miền quá khứ của họ; để nghe những miền ảo mộng tràn ra khắp các núi đồi, sông suối, ngấm vào thịt da bao lớp trẻ; để nghe bao lời dạy dỗ con cái phải biết yêu thương con người, phải biết cần mẫn lên rẫy lên nương, phải biết sống hòa hợp cùng đại ngàn. Và cũng ở nơi lưng chừng núi này tôi đã cùng những bước chân trần tiễn đưa bao người Ca dong về với thế giới Mang-lùng, để họ thành gió, thành sương, thành những sắc cầu vồng…”, tác giả Nguyễn Đăng Vũ chia sẻ. Và, ông cho biết, sau những tháng ngày đó, ông đã ghi chép lại rồi so sánh với những dấu xưa còn lại của người Ca dong ở vùng đất khác, lẫn những đồng tộc láng giềng của họ mà ông đã chứng kiến, đã đọc được, để nhận diện bản sắc của người Ca dong ở vùng núi cao này, dẫu lắm đỗi nhọc nhằn mà chắc hẳn cũng chưa đầy đủ.

 Thành quả sau chục năm trời lăn lộn ở 'lưng chừng núi' 第2张 Sinh viên Đinh Thị Năm Phôn, người Ca dong (ở thôn Ra Pân, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) hiện đang học năm thứ nhất, ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Quy Nhơn và cuốn sách Dấu xưa lưng chừng núi một vùng bản sắc Ca dong. Ảnh: Lê Nhật Ký

Nói như nhà phê bình, PGS.TS Ngô Văn Giá, đó là những nỗ lực của TS Nguyễn Đăng Vũ để nhằm “đọc” ra đúng được lịch sử, văn hóa tộc người. “Nhà nghiên cứu phải thâm nhập sâu, không chỉ hiểu kỹ, mà còn phải cảm được cái chiều sâu dân tộc tính bản địa, nhìn bằng cái nhìn của họ, cảm thấu cái cảm của họ về thế giới và con người nói chung… Tôi chưa dám nói Nguyễn Đăng Vũ đã đạt được cái “cảnh giới” ấy, nhưng những gì có được trong công trình nghiên cứu đã nói với chúng ta cái ý thức, sự nỗ lực và tấm lòng ấy ở anh”, nhà phê bình bày tỏ.

TS Nguyễn Đăng Vũ nguyên là giảng viên Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn, Tổng biên tập Tạp chí Cẩm Thành (Quảng Ngãi), Giám đốc Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi, Chủ tịch Hội Nhà báo Quảng Ngãi, Hiệu trưởng Trường đại học Phạm Văn Đồng. Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi, Ủy viên BCH Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (phụ trách khu vục Nam Trung bộ).

Ông có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử - văn hóa dân gian, đặc biệt về văn hóa biển đảo và nhận được nhiều giải thưởng.

Đại Dương Xem nhiều

Văn hóa

Lại một nghệ sĩ Khu dưỡng lão Thị Nghè qua đời

Văn hóa

Nghệ sĩ Nguyễn Phan Mạnh Duy qua đời ở tuổi 35

Văn hóa

Ngôi chùa hơn 800 năm tuổi ở Phú Thọ bị cháy rụi

Văn hóa

Nhà văn Hàn Quốc thắng giải Nobel bị đồng nghiệp chỉ trích ‘đáng xấu hổ’

Văn hóa

Chùa Phổ Quang vừa bị cháy rụi là nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
MỚI - NÓNG  Thành quả sau chục năm trời lăn lộn ở 'lưng chừng núi' 第3张
Bộ Công Thương nói về việc khởi động lại dự án điện hạt nhân
Kinh tế TPO - Tại họp báo thường kỳ quý III của Bộ Công Thương ngày 23/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết, ngay sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ nghiên cứu kinh nghiệm trên thế giới và có báo cáo gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn. Về công nghệ sẽ lựa chọn công nghệ thế hệ mới đã được áp dụng thực tiễn.  Thành quả sau chục năm trời lăn lộn ở 'lưng chừng núi' 第4张
Chỉ đạo mới nhất của Bộ Văn hóa về vụ cháy chùa thiệt hại 25 tỷ đồng ở Phú Thọ
Văn hóa TPO - Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ cháy chùa Phổ Quang, đại diện Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị khẩn trương kiểm tra thực tế, đánh giá mức độ thiệt hại và đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại di tích.  Thành quả sau chục năm trời lăn lộn ở 'lưng chừng núi' 第5张
Ứng phó bão Trà Mi, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam: 'Có bao nhiêu kinh nghiệm chống bão phải đem hết ra mà dùng'
Xã hội TPO - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo các ngành, địa phương về phòng chống bão số 6 (bão Trà Mi). Lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh, người đứng đầu ngành, địa phương chịu trách nhiệm về hiệu quả công tác triển khai ứng phó với bão, bám sát diễn biến của bão để chỉ đạo sát với thực tế.