Tại hội thảo, ông Trương Hùng, Phó chủ tịch Hội thiết bị Y tế TPHCM cho biết, hiện doanh nghiệp trong nước sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao để đưa sản phẩm vào các bệnh viện là vô cùng khó khăn. Thời gian qua nhiều nhà máy trong nước đã ngưng sản xuất hoặc lên tiếng bán nhà máy. Đây là bước lùi rất bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Do đó, cần có chính sách ưu đãi công bằng hợp lý trong các khâu cung cấp hàng hóa cho các bệnh viện từ doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Đề cập về những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong nước, bà Trần Thị Ngọc Thúy, Giám đốc Công ty Cổ phần nhà máy Wembley Medical cho biết, hiện nay nguồn cung của thiết bị y tế Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế trong nước số lượng còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, thị trường thiết bị y tế Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà sản xuất trong và ngoài nước. Do tiến bộ nhanh của khoa học kỹ thuật, hiện nay dòng đời ổn định của sản phẩm ngày càng ngắn đi, với những tiến bộ tạo áp lực về nghiên cứu (RD) cho doanh nghiệp.
Thuốc và trang thiết bị y tế công nghệ cao là yếu tố đặc biệt quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người dân
Các đại biểu cho rằng, doanh nghiệp phải đầu tư lớn cho thiết bị, máy móc, nhà xưởng để kịp thời đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm ngày một tăng cao của các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh. Nhưng giá thành sản phẩm vẫn phải đảm bảo thấp, cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Mặc dù đã có nhiều chính sách ưu đãi cho các sản phẩm trang thiết bị sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thực tế khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về danh mục hồ sơ chứng minh tỷ lệ nội địa hóa cùng với đó là sự thiếu thống nhất giữa các cơ quan ban ngành, đã gây khó khăn cho các nhà sản xuất khi nộp hồ sơ dự thầu để chứng minh là hàng hóa sản xuất trong nước để được hưởng ưu đãi.
Đặc biệt, doanh nghiệp sản xuất trong nước đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu do ngành công nghiệp trong nước chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sản xuất ra được sản phẩm công nghệ cao thì việc xin giấy phép lưu hành lại đối mặt với rào cản rất lớn. Hiện nay, việc xin giấy phép lưu hành thời gian xét duyệt cấp phép tương đối lâu. Với doanh nghiệp sản xuất trong nước sản phẩm từ khi nghiên cứu đến khi đầy đủ điều kiện để nộp hồ sơ phải chờ từ 2 đến 3 năm để cấp phép thì sản phẩm đã bị lỡ nhịp thị trường.
Tại hội thảo BS Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, công tác sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế trong nước thời gian qua đã đối mặt với nhiều khó khăn. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nguồn nguyên liệu sản xuất thiếu hụt, không chỉ thuốc điều trị bệnh mà khẩu trang y tế sản xuất trong nước đã không đủ cung ứng cho nhu cầu của cộng đồng. Điều đó cho thấy an ninh y tế tại chỗ đóng vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ứng phó với các dịch bệnh có thể xảy ra.
Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao đang đối mặt với nhiều khó khăn cần được tháo gỡ
Từ thực tế trên, Chính phủ cũng đã ban hành chính sách phát triển công nghiệp dược đến năm 2030. TPHCM đang khuyến khích các doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu, sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế trong nước. Hiện nay, tại khu Công nghệ cao thành phố Thủ Đức có 12 doanh nghiệp đang sản xuất thuốc và vật tư y tế cung cấp cho TPHCM cả nước và phục vụ xuất khẩu.
Sau khi Luật Đấu thầu được thông qua (năm 2023) đã có nhiều chính sách ưu đãi cho sản xuất trong nước với ứng dụng công nghệ cao. Thách thức, khi sản xuất ra với những sản phẩm công nghệ cao đấu thầu vào các bệnh viện luôn khó khăn nhưng với chất lượng tốt, giá cả hợp lý việc đấu thầu vào các cơ sở y tế của doanh nghiệp chắc chắn sẽ có nhiều thuận lợi.
Phát biểu tại hội thảo PGS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế cho biết, TPHCM đang định hướng xây dựng khu công nghiệp y sinh học chất lượng cao. Ngành y tế khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng cường sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, tham gia đấu thầu, đưa sản phẩm vào các bệnh viện để người bệnh được sử dụng sản phẩm do chính người Việt sản xuất với chất lượng ngang tầm hàng nhập khẩu. Các công ty sản xuất trong nước cần kết nối với đơn vị sử dụng là các bệnh viện để nghiên cứu ra sản phẩm ưu việt nhất, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Ung thư phổi 'sát thủ' hàng đầu gây tử vong cho người bệnh 15/08/2024 Cứu Việt kiều thoát nguy cơ đột tử trước chuyến bay về Mỹ 13/08/2024 Ghép mảnh in 3D titan điều trị cho người bệnh mất xương 12/08/2024Sức khỏe
TPHCM: Tái tạo bàng quang cho bệnh nhân ung thư từ ruột non
Sức khỏe
Dùng nước lạnh hay nước nóng để rửa mặt sẽ sạch và đẹp da?
Sức khỏe
6 mẹo vặt giúp nàng ‘lên đỉnh’trong cuộc yêu
Sức khỏe
Đại thiếu gia 'hiện nguyên hình' Sở Khanh khi nghe người yêu báo cho biết tin này
Sức khỏe
Đăng thảo luận