Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong kỳ họp thứ 8 là quy định giám sát của Công đoàn.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, đề xuất của Cơ quan soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý quy định về quyền giám sát của Công đoàn theo hướng: Tách nội dung tham gia giám sát tại Điều 15 của dự thảo Luật để gộp vào Điều 16 về giám sát của Công đoàn; Quy định giám sát của Công đoàn bao gồm hoạt động tham gia, phối hợp giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát và hoạt động chủ trì giám sát;
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội nêu ra trong phiên thảo luận.
Hoạt động tham gia, phối hợp giám sát thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; Tính chất, nội dung, mục đích, nguyên tắc, hình thức của hoạt động chủ trì giám sát; Quyền, trách nhiệm của Công đoàn khi thực hiện hoạt động chủ trì giám sát; Quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức được giám sát.
Giám sát để tốt hơn
Góp ý vào nội dung trên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng, quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức công đoàn là những nội dung mới được đưa vào dự thảo luật lần này. Luật Công đoàn (2012) chỉ quy định công đoàn độc quyền tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
“Như vậy, theo luật hiện hành công đoàn thì không thể tự tổ chức các hoạt động giám sát của công đoàn vì chưa được quy định trong luật. Tôi thấy việc bổ sung quyền chủ động giám sát của tổ chức công đoàn vào dự thảo luật là hoàn toàn hợp lý”, bà Nga nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương).
Phân tích, bà Nga nêu ra hai lý do: Thứ nhất, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó có tổ chức công đoàn là hoạt động giám sát mang tính xã hội, giám sát mang tính nhân dân khác với hoạt động giám sát của Quốc hội hay của Hội đồng nhân dân là giám sát mang tính quyền lực nhà nước.
“Điều này xuất phát từ bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Bởi thế, nhân dân, trong đó có lực lượng người lao động thực hiện quyền làm chủ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình thông qua đại diện của họ là tổ chức công đoàn”, bà Nga nêu.
Thứ hai, hiện nay theo chủ trương Nghị quyết của Đảng và các quy định của pháp luật thì công đoàn là chủ thể vừa có tư cách trực tiếp chủ trì giám sát lại vừa phối hợp giám sát với các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Điều này thể hiện trong rất nhiều các văn bản về Quy chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội cũng quy định phạm vi giám sát là các đoàn thể chính trị, xã hội sẽ chủ trì giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, hay trong Chỉ thị 18 ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Ngoài ra, theo bà Nga, trong các luật khác nhau cũng quy định về quyền giám sát của tổ chức công đoàn, như Luật Công đoàn 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015. Theo số liệu báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì trong nhiệm kỳ XII (2018-2023) công đoàn cũng đã thực hiện giám sát tới hơn 166.000 cuộc. “Với những lý do trên, tôi thấy việc quy định quyền độc lập giám sát của tổ chức công đoàn như ở trong dự thảo luật là hoàn toàn hợp lý”, bà Nga nêu ý kiến.
Xem nhiềuXã hội
Miễn nhiệm chức Tổng Thư ký Quốc hội với ông Bùi Văn Cường
Xã hội
Ông Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư
Xã hội
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Cuba vượt qua sự cố mất điện diện rộng
Xã hội
Thượng tướng Nguyễn Doãn Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
Xã hội
Đăng thảo luận