Có những cặp vợ chồng dù ngày cùng ăn cơm, tối chung giường nhưng trong lòng xa cách, tạm bợ, chẳng biết gì về nhau
Anh L.N.K (49 tuổi) là bác sĩ một bệnh viện lớn, chị P.T.M (44 tuổi, cùng ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) làm nhân viên ngân hàng, họ có hai con ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, ai nhìn vào cũng ghen tị.
Chồng hờ hững, có cũng như không
Nhưng "có trong chăn" mới biết sự thật không phải như vậy. Ngày 2 con chuyển vào ở ký túc xá đại học, vợ chồng anh chị cũng bắt đầu mạnh ai nấy sống.
"Hai năm nay, anh thường ở bệnh viện, rất ít khi về nhà. Chúng tôi ráng giữ mối quan hệ vợ chồng như vậy cho đến lúc các con lập gia đình" - chị M. tâm sự.
Theo chị M., anh K. là người có phần gia trưởng, kỹ tính nhưng hiền lành, chu đáo, thương vợ con. Chín năm trước, anh K. có mối quan hệ bên ngoài, từ lần đó, tình cảm vợ chồng phai nhạt dần. "Hai vợ chồng như khách trọ chung nhà, rất ít nói chuyện với nhau. Tôi vẫn nấu cơm, anh đói thì tự ăn. Buổi tối, mỗi người ôm điện thoại để khỏi phiền nhau. Nhiều lúc tôi cũng chẳng muốn về nhà" - chị M. nói.
Vợ chồng chị N.Q.N.N (32 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) làm chung công ty nhưng chạm mặt cũng như người xa lạ. Sau giờ làm, anh đi nhậu cùng bạn bè, tối nào về sớm, anh xem tivi, điện thoại, không để ý gì chuyện trong ngoài.
"Mỗi tháng, anh đưa ít tiền cho vợ, coi như xong trách nhiệm. Con đau ốm, nói anh chở đi bệnh viện, anh viện cớ mệt. Lúc tôi bệnh, nhờ anh nấu cơm, tắm cho con, anh lẳng lặng xách xe ra ngoài ăn. Chưa khi nào anh đưa vợ con ra ngoài đi chơi đây đó cuối tuần... Riết rồi tôi chẳng còn thiết tha gì chồng, anh đi đâu, làm gì, bao giờ về…, tôi không còn quan tâm, chỉ sống vì con. Chồng hờ hững, có cũng như không, tôi từng nghĩ đến ly hôn nhưng thương con nên ráng chịu đựng…" - chị N. chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ, chị P.T.N.T (35 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) ví chồng như "cây kiểng, chưng cho vui". Một mình chị lo toan tất cả - từ buôn bán, đưa rước con đi học đến nấu ăn, giặt giũ… Chị T. kể: "Tan làm, anh đi chơi thể thao đến tối mới về nhà, có hôm nhậu đến nửa đêm mới về. Con học gì, học ở đâu, có buồn vui gì ở trường, anh cũng không biết. Ngày mới cưới, tôi còn góp ý, trách móc nhưng anh nghe xong bỏ đó, không chịu thay đổi. Có kêu ca hay phàn nàn cũng chẳng nhận được gì. Cảm giác nhà không còn là tổ ấm, như người dưng ở trọ cùng khiến tôi mệt mỏi".
Giải quyết vấn đề với tâm thế xây dựng
Theo chuyên gia tâm lý Trần Trung Kiên, trong hôn nhân, phụ nữ cảm thấy cô độc, ngột ngạt trong tổ ấm của mình không phải là chuyện lạ. Có những cặp vợ chồng ngày ăn cơm, tối chung giường đến sáng nhưng trong lòng xa cách, tạm bợ, chẳng biết gì về nhau. Trường hợp tệ nhất là kết hôn với người không tôn trọng cảm xúc của người bạn đời khiến người còn lại bị ức chế, dè chừng, không thể bày tỏ, giãi bày.
"Kết hôn có thể khiến người trong cuộc có cảm giác bình yên hơn nhưng cũng dễ đẩy cảm xúc vào vực thẳm. Hôn nhân không thể bền chặt khi một người cố gìn giữ, vun vén, còn người kia thờ ơ. Vợ chồng là để hiểu, để thương, muốn vậy, phải đặt mình vào vị trí người bạn đời, thương vợ/chồng như thương mình" - ông Trần Trung Kiên nói.
Đăng thảo luận
2025-01-01 14:34:53 · 来自222.78.31.4回复
2025-01-01 14:44:48 · 来自210.40.145.3回复
2025-01-01 14:54:50 · 来自139.202.35.177回复